SẦU RIÊNG RỤNG BÔNG & TRÁI NON SAU XỔ NHỤY, LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ?

SẦU RIÊNG RỤNG BÔNG & TRÁI NON SAU XỔ NHỤY, LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ?
14/03/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

"Tình trạng rụng bông & trái non sau xổ nhuỵ luôn là điều khiến bà con đau đầu mỗi khi đến mùa sầu riêng. Vậy có biện pháp nào để hạn chế được tình trạng này hay không? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều nhà vườn"

Bà con hãy cùng 3 TỐT tìm hiểu xem có những nguyên nhân nào khiến trái non bị rụng sau khi xổ nhuỵ và cách khắc phục nhé!

I. Rụng trái do sốc nhiệt

1. Biểu hiện: 

Gây rụng hoa, rụng trái non rất nhiều.

(Hình ảnh bông sầu riêng rụng do sốc nhiệt)

2. Khắc phục:

Bước 1: Tạo thảm thực vật (thảm cỏ) nhằm giữ độ ẩm cho đất vào mùa nắng nóng, tránh hiện tượng sốc nhiệt.

(Hình ảnh vườn sầu riêng được phủ thảm cỏ để tránh mất nước, sốc nhiệt)

Bước 2: Duy trì tưới nước đều dặn, đồng thời phun nước lên tán lá để giải nhiệt cho cây. Thời điểm: buổi sáng (trước 10 giờ sáng) và buổi chiều (từ 4 giờ đến 6 giờ), tránh tưới và phun nước vào buổi trưa nắng sẽ càng làm cây bị sốc hơn.

(Hình ảnh duy trì lượng nước tưới đều đặn để giảm thiểu sốc nhiệt do nắng nóng)

Bước 3: Đảm bảo cho cây có sức sống tốt nhất trước khi bước vào giai đoạn ra hoa, đậu trái, vì vậy cần lưu ý chế độ nước tưới, chế độ bón phân, đặc biệt là cần bổ sung hàm lượng trung, vi lượng để tăng sức chống chịu của cây.

Bước 4: Ngoài ra, có thể bổ sung cho cây các chất điều hòa sinh trưởng như auxin, cytokinin, … để tăng sức chống chịu và chống sốc nhiệt cho cây, giảm rụng hoa, rụng trái.

II. Do thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không cân đối

1. Biểu hiện: 

Bông trái trái rụng dần mỗi ngày, đồng thời cây bị thiếu lá, lá xấu, xì mủ.

(Hình ảnh bông sầu riêng rụng và thân cây bị xì mủ)

2. Khắc phục:

- Bón phân cân đối, phải đảm bảo cây đủ lực trước khi làm bông.

- Lưu ý tỉa bông trái khi quá nhiều để đủ dinh dưỡng nuôi bông quả.

III. Rụng trái non do vừa nuôi trái, vừa nuôi đọt

1. Biểu hiện: 

Bông trái non rụng trong khi cơi đọt mới xuất hiện ở đầu cành và nách lá.

(Hình ảnh trái non rụng khi cơi đọt xuất hiện ở đầu cành và nách lá)

2. Khắc phục:

- Trong trường hợp này bà con nên dìu đọt đi chậm nhất có thể.

- Dìu đọt là biện pháp mà Phân Bón 3 TỐT ưu tiên hướng tới nhằm tập trung được dinh dưỡng, hạn chế rụng bông, trái mà cây không bị suy.

Công thức:

1 hũ Bosa Top (tạo mầm, dìu đọt) + 1 chai Platium (Kali hữu cơ) + 1 hủ Siêu hoa pha 200 lít nước

IV. Rụng trái do sốc nước

1. Biểu hiện: 

Rụng hoa, trái non đồng loạt và nhanh cấp tốc.

(Hình ảnh trái non bị rụng do sốc nước)

2. Khắc phục:

- Việc tưới nước cho cây cần phải ổn định và đầy đủ. Không nên để quá dư hoặc quá thiếu nước, nếu rụng trái nhiều nên hạn chế việc tưới nước lại. 

- Kết hợp việc tưới nước với bón phân hợp lý. Ngoài ra cần lưu ý, giai đoạn cây ra hoa cũng tưới nước nhưng tưới ít để duy trì độ ẩm cần thiết.

V. Rụng trái nấm bệnh 

Thường xuất hiện ở vườn rậm rạp, chủ yếu là thán thư.

1. Biểu hiện:

1.1. Trên hoa: Những bông bị nhiễm nấm sẽ có vết thối màu nâu xám. Vết bệnh này sẽ đen và lan dần ra, cuối cùng khiến hoa bị khô, rụng.

1.2. Trên quả: Quả có các vết đốm nhỏ màu nâu hiện rõ ở hốc gai. Vết bệnh nặng chuyển màu đen dần ở giữa và quầng vàng phía ngoài, lan rộng, dần dần trái sẽ bị rụng.

2. Khắc phục:

Phun phòng trừ nấm bệnh bằng các dòng an toàn , không nóng Copper Nano Đồng Hữu cơ trước khi làm bông, giai đoạn sáng mắt cua, trước khi xổ nhụy và giai đoạn trái non.

(Hình ảnh nông dân phun Copper Nano Đồng hữu cơ trước khi làm bông)

Bên trên là một số lưu ý tham khảo mà Phân Bón 3 TỐT muốn gửi đến bà con để có thể hạn chế tối đa rụng bông trái non.

==> Mời bà con xem thêm video dưới đây để biết thêm chi tiết.

Nguồn: Phân bón 3 Tốt

Bà con có thể bấm vào số hotline:
0886 577 757 để liên hệ và nhận được tư vấn kỹ thuật sớm nhất nhé!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: