PHÒNG TRỪ NẤM BỆNH TRÊN SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN ĐẦU MÙA MƯA

PHÒNG TRỪ NẤM BỆNH TRÊN SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN ĐẦU MÙA MƯA
28/06/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

“Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho các loại nấm bệnh sinh sôi, phát triển mạnh. Vì điều kiện ẩm ướt kéo dài nên việc phòng trừ nấm bệnh cho cây sầu riêng trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng. Đây cũng là thời điểm nấm bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là nấm Phytophthora spp. Cùng 3 TỐT tìm hiểu về các loại nấm bệnh trên sầu riêng và cách phòng trị hiệu quả nhé!”

I. Một số bệnh hại trên sầu riêng vào mùa mưa

1. Bệnh vàng lá thối rễ

Bệnh vàng lá thối rễ do nấm Phytophthora spp gây ra, chúng tấn công vào phần rễ khiến hư rễ non, vỏ rễ tuột ra khỏi rễ. Thông qua vết thương trên rễ xâm nhập vào làm tắc rễ, thối rễ.

Bệnh tấn công khiến phần rễ bị hoại tử, dần dần hệ thống rễ bị suy yếu khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng và rụng dần.


(Ảnh vườn bị tình trạng vàng lá thối rễ)

 

2. Bệnh nứt thân xì mủ

Bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng rất nguy hiểm, bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra, phát triển mạnh trong điều kiện mưa kéo dài hoặc do dinh dưỡng không cân đối.

Bệnh gây hại chủ yếu trên thân, cành làm giảm mạnh năng suất và chất lượng trái. Lâu dần khiến cây không vận chuyển được chất dinh dưỡng đến các bộ phận, dễ làm chết cây.


(Cây sầu riêng bị nứt thân xì mủ nặng)

 

3. Bệnh thối trái

Bệnh thối trái cũng là một dạng bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây nên, chúng tấn công gây ra bệnh thối đít trái, thối hông trái và phần gần cuống trái trên sầu riêng. Kể cả trái đã thu hoạch vẫn có thể bị nhiễm bệnh và lây lan.

Ban đầu, bệnh thối trái xuất hiện với triệu chứng đen một vùng nhỏ thường nằm ở đít trái, sau đó vết bệnh lan dần ra khắp trái, làm cho phần cơm hư rất nhanh và nhão ra, có mùi chua.


(Vết bệnh thối đít trái trên sầu riêng)

 

4. Bệnh đốm rong

Bệnh đốm rong trên sầu riêng do một loại tảo tên Cephaleuros virescens gây ra. Bệnh gây hại trên cả thân, cành, lá, đôi khi có trường hợp xuất hiện trên cả quả. 

Bệnh khi phát triển nặng khiến lá cây không quang hợp được, dẫn đến rụng lá hàng loạt, cây kém phát triển, còi cọc. Các vườn sầu riêng có mật độ trồng dày đặc, rậm rạp, cây hấp thụ ánh nắng kém, bệnh phát triển mạnh trong giai đoạn mùa mưa.

(Các vết đốm rong xuất hiện trên mặt lá khiến lá khó quang hợp)

 

II. Phòng ngừa các bệnh hại sầu riêng trong mùa mưa

1. Tạo điều kiện cho cây phát triển khoẻ mạnh

- Trồng cây với mật độ thích hợp, tránh để các tán cây chạm nhau ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

- Bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho cây để hạn chế nấm bệnh phát triển.

- Tỉa cành tạo tán, loại bỏ các cành bị sâu bệnh, cành sát mặt đất để tránh lây lan nguồn bệnh.

- Tỉa bỏ các trái đã bị bệnh, trái tiếp xúc với đất để tránh lây lan.


(Bổ sung dinh dưỡng và dọn dẹp, phun phòng nấm bệnh cho cây sầu riêng)

 

2. Phòng ngừa nấm bệnh cho sầu riêng

- Bà con có thể sử dụng Copper nano Đồng hữu cơ kết hợp với Tinh vôi Master pha liều 400 lít nước, sục gốc ít nhất 3 lần/năm vào thời điểm đầu mùa mưa, trước khi làm bông vụ mới và sau khi thu hoạch.

- Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi các vết bệnh còn chưa lan rộng.

- Nếu như đã phát hiện cây bị nhiễm bệnh, nên thực hiện xử lý bằng các dòng thuốc gốc đồng như Copper nano Đồng hữu cơ pha với Super Lightning - Quét sạch rong, pha với 300 lít nước để phòng trị cho vườn cây, ngăn ngừa lây lan.

 - Bón thêm các loại phân hữu cơ hoai mục với lượng vừa phải để cải thiện đất, tăng lượng mùn, có thể kết hợp với chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma để tăng hiệu quả.

 

Bên trên là một số thông tin tham khảo Phân Bón 3 TỐT muốn gửi đến nhà vườn để có thể hạn chế tình trạng nấm bệnh, để được hỗ trợ chi tiết phù hợp với tình trạng vườn nhé!

⇒ Mời bà con xem thêm video dưới đây để biết thêm chi tiết về cách rửa vườn phòng bệnh hiệu quả.

Nguồn: Phân Bón 3 TỐT

Bà con có thể liên hệ ngay đến số hotline:

0886 577 757 để nhận được tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé!

Hoặc quan tâm Zalo OA để cập nhật các quy trình cho cây sầu riêng nhé bà con!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: