NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SẦU RIÊNG BỊ SƯỢNG CƠM CHÁY MÚI

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SẦU RIÊNG BỊ SƯỢNG CƠM CHÁY MÚI
29/05/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

“Tình trạng sượng cơm và cháy múi là tình trạng chung của một số nhà vườn gặp phải, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trái và thị hiếu người mua. Thời điểm dễ xảy ra hiện tượng sượng trái là giai đoạn sau 70 ngày tính từ ngày đậu trái ở các giống. Vậy có cách nào để hạn chế tối đa tình trạng sượng múi, cháy múi để nâng cao năng suất và chất lượng trái? Mời bà con cùng 3 TỐT tìm hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục nhé!”

I. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sượng múi, cháy múi trên sầu riêng

Có rất nhiều yếu tố gây nên tình trạng sượng múi, cháy múi trên sầu riêng, dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trái mà bà con cần quan tâm.

(Hình ảnh sầu riêng bị sượng cơm gây ảnh hưởng chất lượng)

1. Hệ cành bị suy yếu

Một hệ cành chất lượng là điều tiên quyết để nuôi trái được hiệu quả. Hệ cành phát triển tốt, lá xanh dày sẽ giúp trái tránh được một số tình trạng như bị sượng, cháy múi.

Khi cành bị bệnh hoặc bị giòn, dễ gãy sẽ khiến dinh dưỡng được vận chuyển lên cành ít đi, dẫn đến trái sẽ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Hệ cành yếu còn tăng khả năng bị nhiễm các bệnh về nấm, vi khuẩn dẫn đến hư cành, suy cành.

Lâu ngày sẽ dẫn đến trái bị sượng cơm, cháy múi gây mất thẩm mỹ và giảm chất lượng trái. Ở những cành giòn thì trái có hiện tượng méo trái, trái không được to và kém chất lượng.

(Hệ cành suy yếu, dễ gãy vì không cung cấp đủ dinh dưỡng để vừa nuôi cành vừa nuôi trái)

 2. Nguyên nhân thời tiết

Tình hình thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến cây sầu riêng. Vì là loại cây có sức chống chịu kém, nếu gặp thời tiết nắng mưa thất thường, sẽ rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng quả. Nếu cây không đủ khả năng chống chịu khả năng xảy ra hiện tượng cháy múi là rất cao.

Tình trạng mưa nhiều còn mang theo lượng vi khuẩn và nấm tích tụ dễ gây bệnh cho sầu riêng, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hộc dẫn đến dễ giật hộc, méo trái, sượng cơm.

(Hình ảnh nấm hồng bám trên cành gây bệnh làm giảm chất lượng trái)

3. Bộ rễ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bộ rễ bị suy yếu như: Nấm bệnh, thiếu dinh dưỡng, đất thiếu độ thoáng để rễ phát triển. Bà con có thể nhìn vào bộ cành để biết được tình trạng rễ, khi rễ phát triển không tốt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cành khiến cành suy yếu, lá nhỏ, không đủ dinh dưỡng nuôi trái, từ đó trái sẽ bị méo, sượng hay cháy múi.

(Rễ yếu khiến dinh dưỡng lên trái không đủ dẫn đến méo trái)

4. Nguồn nước

Lượng nước tưới phải thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cây, mật độ nước tưới phải đều để cây có thể hút dinh dưỡng trong đất dễ dàng. Ở một số vùng thường xảy ra tình trạng ngập mặn bà con nên hạn chế tối đa xâm nhập mặn đến vườn sầu riêng đặc biệt là giai đoạn mang trái.

Cây sầu riêng có độ ẩm quá cao (trên 70%) ở giai đoạn 20 ngày trước thu hoạch làm cho trái sầu riêng dễ bị sượng hơn. Độ ẩm lớn này có thể từ các cơn mưa lâu ngày hoặc điều tiết lượng nước tưới không phù hợp làm gia tăng ẩm độ đất.

II. Cách khắc phục tình trạng sượng cơm, cháy múi trên sầu riêng

1. Về dinh dưỡng

Đảm bảo về cân đối dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái

Giai đoạn 65 ngày trái: Bón Canxi - Bo và tưới 1 cử Tano One 03-03-12+TE giúp bổ sung hàm lượng đa lượng cân đối để nuôi trái.

(Hình ảnh nông dân đã sử dụng xô Tano One 03-03-12+TE)

Bổ sung các trung vi lượng như Canxi, Boron, Magie,... bằng cách phun xịt lá và trái bằng gói Xanh số 1 + chai Canxi - Bo.

Kiểm soát cơi đọt hợp lý, hạn chế để cây đi đọt trong giai đoạn trái 60 - 100 ngày để tránh hiện tượng méo trái, giảm chất lượng cơm. Đồng thời phun Canxi - Bo để chống nứt cuống trái.

Giai đoạn 80 - 100 ngày trái: Bón 1 cử kali trắng + Canxi - Bo để đảm bảo chất lượng cơm để không bể gai khi gặp thời tiết mưa nhiều.

2.1. Đối với các nhà vườn khu vực miền Tây:

Giữ mực nước trong mương vườn ở độ sâu 60 – 80 cm từ mặt líp sau khi đậu trái nhằm không làm gia tăng ẩm độ đất.

Khi Sầu riêng khoảng từ 25 đến 30 ngày trước khi thu hoạch, nên rút nước trong mương khô cạn để thúc đẩy quá trình trưởng thành và chín của trái đồng thời áp dụng cái kỹ thuật là phủ gốc để ngăn ngừa không cho ẩm độ đất tăng.

(Giữ mực nước trong mương ổn định để tránh gia tăng độ ẩm trong đất)

2.2. Đối với nhà vườn khu vực miền Đông và Tây Nguyên:

Nếu thời tiết mưa nhiều, nhà vườn cần chủ trương tìm biện pháp thoát nước nhanh nhất cho sầu riêng, không để nước đọng như chẻ rãnh thoát nước.

Đồng thời nếu có điều kiện thì có thể áp dụng cái kỹ thuật là phủ gốc ra cả ngoài vùng rễ tơ để hạn chế rễ hút nước quá nhiều.

Bên trên là một số thông tin tham khảo mà Phân Bón 3 TỐT muốn gửi đến nhà vườn để khắc phục tình trạng sượng cơm, cháy múi trên trái sầu riêng.

⇒ Mời bà con theo dõi video dưới đây để biết thêm chi tiết

Nguồn: Phân Bón 3 TỐT

Bà con có thể liên hệ ngay đến số hotline:
0886 577 757 để nhận được tư vấn kĩ thuật sớm nhất nhé!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: