Ngộ Độc Kali Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Kali Cho Chống Sương Trái Sầu Riêng

Ngộ Độc Kali Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Kali Cho Chống Sương Trái Sầu Riêng
02/06/2023
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

CẢNH BÁO NGỘ ĐỘC KALI VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN CHỐNG SƯƠNG TRÁI SẦU RIÊNG

Mến chào bà con đã quay trở lại với Phân Bón 3 TỐT

        Trong quá trình đội ngũ kĩ thuật đi thăm vườn ở Cẩm Mỹ Đồng Nai, Phân Bón 3 TỐT đã được biết và nhận ra vấn đề trong thời gian nuôi dưỡng trái sầu riêng để giảm tình trạng bị sương trái đặc biệt là những vườn đang cho trái bói thì nhiều bà con nông dân có quan niệm cứ sử dụng kali bón gốc để giúp cây nở hộc, hạn chế sương trái.

          Tuy nhiên nếu như bà con mình bón quá liều lượng kali và nóng vội thì hiện tượng ngộ độc cây trồng dẫn tới một thực trạng là rễ cây suy yếu, cháy rễ, cành khô và cuối cùng chết rễ.

Cùng Phân Bón 3 TỐT tìm hiểu về Kali và lưu ý khi sử dụng nhé:

1. Kali là gì?

Kali là một trong 3 nguyên tố đa lượng thiết yếu nhất đối với cây trồng. Phân kali được ký hiệu là K, hàm lượng kali nguyên chất trong phân, được tính dưới dạng K2O và được ghi trên bao bì sản phẩm là % K2O.

2. Vai trò chính của Kali.

- Tổng hợp đường bột, xenlulozo, tăng màu sắc cho hoa, trái

- Giúp trái lớn nhanh, chắc, đồng đều về kích thước

- Nở gai, nở hộc và vô cơm đối với sầu riêng

- Cây cứng cáp, ít đổ ngãi, chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh.

3. Cây trồng khi thiếu Kali.

- Lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô, mép lá nhạt dần và có gợn sóng.

- Cây mềm yếu, yểu lả, dễ bị lụi, gãy đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công.

- Cây sẽ chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ bị dập nát (quả kém ngọt)

- Cây sẽ giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh.

4. Cây trồng khi thừa Kali.

- Thừa Kali sẽ tác động xấu lên rễ cây làm cây teo rễ.

- Thân, lá không mỡ màng, lá nhỏ.

- Thừa Kali dễ dẫn đến thiếu Magiê và Canxi.

- Cháy rễ, dẫn tới cây không hút được dinh dưỡng, khô cành, và cuối cùng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn tới chết cây.

Cách bà con hay sử dụng kali để hạn chế sương trái!

Trong canh tác sầu riêng bà con thường dùng ‘‘Kali liều lượng cao’’ để làm teo hay cháy đầu rễ mục đích hạn chế sương trái, không cho cây hút N hay nước để hãm cây không đi đọt.

Tuy nhiên khi đi với liều lượng quá mạnh tay đã dẫn đến cây bị ngộ độc phân bón, cháy cả rễ, cây không hút được nước và dinh dưỡng dẫn tới cây suy kiệt và chết.

Lời khuyến

- Khuyến cáo bà con không được sử dụng quá 500g/ gốc.

- Sử dụng phân bón hữu cơ, nguồn Kali tự nhiên như tro bếp, thân chuối… hoặc dòng sản phẩm hữu cơ khoáng DAP hữu cơ khoáng  18-18-18 +TE dạng chelate cây trồng dễ hấp thụ qua rễ hay Platium Kali hữu cơ  5-0-60 phun qua lá, an toàn cho cây trồng.

Cảm ơn bà con đã theo dõi Fanpage Phân Bón 3 TỐT, hy vọng rằng qua bài viết này bà con mình sẽ lưu ý hơn trong việc bón Kali và dùng Kali phù hợp trong giai đoạn dưỡng trái sầu riêng!

Chúc bà con có vụ mùa thật thành công nhé!

Kĩ sư: Trần Tuấn 

Nguồn: Lương nông dân

----------------------------------------------------

☎️Hotline:1900 8077

Zalo: 0886 577 757 (Miễn phí tư vấn kĩ thuật)

Website: https://www.phanbon3tot.com

Fanpage:https://www.facebook.com/phanbon3tot

YouTube: NÔNG NGHIỆP 3 TỐT 

YouTube: Lương Nông Dân 

PHÂN BÓN 3 TỐT – NƠI NHÀ NÔNG TRAO GỬI NIỀM TIN

Địa chỉ: 295 Lê Cơ, P.An Lạc, Quận Bình Tân,TP HCM 

 

 

 

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: