NẤM HỒNG GÂY HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG

NẤM HỒNG GÂY HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG
06/06/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

"Nấm hồng gây hại trên cây sầu riêng ở các vị trí thân, cành và lá của cây sầu riêng là chính. Nấm hồng (Corticium salmonicolor) gây khô nhánh, chết cành là vấn đề nhiều nhà vườn trồng sầu riêng miền Đông như Đồng Nai, Bình Phước và miền Tây gặp rất nhiều hiện nay. Cùng 3 TỐT tìm hiểu cách phòng trị bệnh nấm hồng gây hại nhé!"

 I. Nấm hồng gây hại và ảnh hưởng như thế nào?

Nấm hồng hút dinh dưỡng làm cho chỗ bị nhiễm bệnh xuất hiện các lớp tơ màu trắng đục ở trên vỏ cây, lâu dần các lớp lông nhung này chuyển sang màu hồng hoặc nâu sẫm, khiến mạch dẫn bị hỏng, làm cho cây không thể vận chuyển được nước và dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận phía trên. Điều này khiến cho lá nhanh chóng bị úa vàng rồi rụng.

(Cành bị nhiễm nấm hồng khiến vỏ bị nứt và xuất hiện đốm trắng)

Cành sầu riêng khi bị bệnh nặng sẽ khô, dần dần sẽ chết toàn bộ cành, đối với cây đang mang trái sẽ bị rụng trái non, cây sinh trưởng kém, gây ảnh hưởng đến chất lượng quả và sản lượng của cây.

II. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm hồng trên sầu riêng

Điều kiện độ ẩm cao do thời tiết mây mù, mưa nhiều hoặc vườn trồng mật độ dày, rậm rạp, có nhiều cỏ dại.

(Để cỏ rậm rạp, ẩm ướt cao là một nguyên nhân khiến nấm hồng phát triển)

Giai đoạn cây đang mang trái, sau thu hoạch cây đang suy yếu, sức đề kháng kém.

=> Tạo điều kiện cho nấm Corticium salmonicolor sản sinh, là nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm hồng.

III. Cách trị nấm hồng nhanh và hiệu quả

1. Các bước trị nấm hồng:

Bước 1:

Bà con tiến hành cắt tỉa cành và tiêu hủy các cành bị bệnh, chết khô đồng thời phát dọn sạch cỏ dại để hạn chế sự lây lan nấm bệnh đồng thời tiết kiệm được lượng thuốc phòng trị.

(Dọn sạch cỏ dại và cắt tỉa các cành bị bệnh để tránh nấm lây lan)

Bước 2:

Đối với vùng thân và cành

Pha 1 hũ Super Lightning Quét sạch rong 750gram cho 200 lít nước. Phun đều từ vùng rễ xung quanh tán đến gốc, tiếp đến phun lên khu vực thân và cành.

 

Đối với cây bị nấm hồng ở phần lá

Pha 1 hũ Super Lightning Quét sạch rong 750gram cho 400 lít nước. Phun đều lên bề mặt trên và dưới lá

Sử dụng kết hợp:

Bà con nên kết hợp 2 sản phẩm Super Lightning Quét sạch rong và Tinh vôi Master với liều 200 - 400 lít nước phun lên toàn bộ thân, cành và tán lá để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thời điểm tiến hành phun

Tiến hành phun khi thời tiết nắng ráo, không mưa, phun vào sáng sớm hoặc chiều, tránh phun lúc nắng gắt. Phun đều tay, rễ thân cành ướt thấm đều, lá phun với tia tròn, rộng để ướt đều cả 2 mặt lá.

(Nên tiến hành phun khi thời tiết nắng ráo và phun đều tay toàn bộ cây)

IV. Cách phòng ngừa nấm hồng từ ban đầu

1. Trồng cây với mật độ thích hợp

(Trồng cây với mật độ thích hợp ngay từ ban đầu để hạn chế nguy cơ nhiễm nấm)

2. Thường xuyên tỉa cành, tạo tán cũng góp phần có thể cung cấp nhiều không khí giúp cây thông thoáng, hạn chế độ ẩm.

3. Phun các thuốc phòng nấm bệnh thường xuyên, ít nhất 1 lần/tháng, đặc biệt là vào đầu mùa mưa là điều thực sự cần thiết để bảo vệ cây trồng khỏi sự xâm nhập của nấm bệnh.

(Phun các dòng thuốc phòng nấm đều đặn để bảo vệ cây)

4. Sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh có lợi, nấm đối kháng như Trichoderma,… đồng thời hạn chế lượng phân hóa học cũng góp một phần lớn tăng sức đề kháng cho cây, hạn chế được bệnh hại.

Bên trên là một số thông tin tham khảo Phân Bón 3 TỐT muốn gửi đến nhà vườn để hạn chế tình trạng nấm hồng gây hại trên cây ăn trái.

⇒ Mời bà con xem thêm video dưới đây để biết thêm chi tiết.

Bà con có thể liên hệ ngay đến số hotline:
0886 577 757 để nhận được tư vấn kĩ thuật sớm nhất nhé!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: