6 BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA

6 BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA
07/06/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

"Thời gian này là giai đoạn bước vào mùa mưa, là thời điểm thích hợp cho các loại nấm bệnh phát triển và gây hại trên các loại cây trồng nói chung và cây sầu riêng nói riêng. Để kịp thời phòng trừ và hạn chế tối đa ảnh hưởng nếu nhiễm nấm bệnh, tránh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, gây thiệt hại về kinh tế cho các bà con. Cùng Phân Bón 3 TỐT tìm hiểu về các loại nấm bệnh và cách phòng trừ hiệu quả nhé!"

I. Các yếu tố hình thành nấm bệnh

1. Điều kiện môi trường 

- Sau giai đoạn cao điểm mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch. Các trận mưa đầu mùa bắt đầu xuất hiện làm cho đất bắt đầu tích trữ một lượng ẩm, đây là điều kiện thuận lợi để bào tử nấm sinh sôi và lây lan. Thông qua quá trình hút dinh dưỡng, bào tử nấm nảy mầm và xâm nhập vào các bộ phận của cây.

- Mùa mưa là điều kiện thích hợp cho nhóm nấm như Phytophthora spp, gây xì mủ nứt thân trên sầu riêng, bệnh sương mai gây hại trên cây dưa, nho, dưa leo,… khí hậu khô hanh và lạnh cộng với thời tiết thường có sương mù vào buổi sáng, khiến cho sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn nên cây trồng dễ bị nhiễm nấm bệnh.

(Mùa mưa tạo môi trường ẩm thấm, là điều kiện để nấm sinh sôi)

2. Yếu tố mầm bệnh

- Khi có điều kiện ngoại cảnh nhiệt độ, ẩm độ thích hợp thì các nguồn lây bệnh (trong đất hay bộ phận cây bị nhiễm bệnh) sẽ xâm nhiễm trực tiếp vào các chồi, lá non, rễ hay thông qua vết thương.

3. Yếu tố cây trồng

- Những vườn trồng mật độ cao, tán cây dày đặc, chăm sóc kém, chế độ dinh dưỡng không cân đối, thiếu ánh sáng sẽ dễ bị các bệnh trên tán lá gây hại nặng vào mùa mưa.

- Các vườn cây để trái quá nhiều hay vừa trải qua giai đoạn thu hoạch, cây suy kiệt, thiếu dinh dưỡng, rất dễ nhiễm bệnh gây chết nhánh và thối rễ.

II. Top 6 bệnh phổ biến gây hại cho sầu riêng trong mùa mưa

1. Bệnh thán thư

Thường xuất hiện nhiều ở các vườn sầu riêng có mật độ trồng dày đặc. Bệnh thán thư xuất hiện nhiều vào mùa mưa khi độ ẩm cao, các bào tử sẽ lây lan nhanh trong không khí và nước khiến cho sầu riêng nhiễm bệnh nặng hơn ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây trồng.

Bệnh thán thư cũng xuất hiện khi đất nghèo dinh dưỡng, côn trùng cắn hút gây tổn thương cũng tạo điều kiện cho bệnh xâm nhập. Bên cạnh đó, nước đọng do hệ thống thoát nước kém cũng tạo điều kiện cho nấm lây lan.

(Ảnh vết bệnh thán thư xuất hiện trên lá)

2. Bệnh nấm hồng

Bệnh nấm hồng trên sầu riêng do nấm Erythricium salmonicolor gây ra. Bệnh gây hại trên sầu riêng ở các vị trí thân, cành và lá. Ban đầu hình thành các sợi nấm trắng, sau đó tạo thành lớp phấn hồng trên lá hoặc vỏ cây, chúng tấn công gây chết cành, chết ngọn, khiến ánh nắng chiếu sâu vào tán gây nứt vỏ với những cành chưa thích nghi kịp.

(Tình trạng nấm hồng xuất hiện trên thân và lá)

3. Bệnh nấm bồ hóng

Nấm bồ hóng là một dạng gây hại chính trên cây sầu riêng, gây ảnh hưởng đến mẫu mã trái và giảm năng suất. Bệnh thường do nhiều loại nấm gây ra như Meliola Durionis, Capnodium moniliforme, Polychaeton sp, ….

Ban đầu bệnh hình thành các chấm nhỏ đen tròn, sau khi phát triển mạnh sẽ tạo lớp bồ hóng trên bề mặt lá non và trái, gây rụng hoa và trái non. Đặc biệt nấm phát triển mạnh hơn khi có nhiều côn trùng tấn công như rệp và rầy, nấm sống nhờ những chất dịch chúng tiết ra. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp và hô hấp của bộ phận bị nấm bao phủ, làm giảm giá trị và thẩm mĩ trái.

(Ảnh nấm bồ hóng xuất hiện trên trái)

4. Bệnh đốm rong

Bệnh đốm rong do một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra. Bệnh gây hại trên cả thân, cành và lá, thường ít xuất hiện trên trái. Bệnh thường tấn công trên các vườn có mật độ trồng dày, thiếu sáng, vườn chăm sóc kém. Khi bị bệnh, lá xuất hiện những đốm tròn hoặc bầu dục, có màu xanh xám hoặc đỏ nâu, mọc hơi nhô lên bề mặt lá, trông như một lớp nhung mịn.

Trong giai đoạn mùa mưa, lượng nước và độ ẩm cao khiến bệnh đốm rong phát triển mạnh, gây tổn thương nặng cho lá, khiến cây suy yếu dẫn đến giảm năng suất, chất lượng trái.

(Ảnh đốm rong xuất hiện trên lá sầu riêng)

5. Bệnh nứt thân xì mủ

Nứt thân xì mủ là một bệnh gây ảnh hưởng rất nặng đến cây sầu riêng, bệnh làm giảm mạnh năng suất và chất lượng trái. Bệnh gây hại chủ yếu trên thân chính hay cành nhánh, dễ làm cho cây bị chết.

Trong điều kiện mưa liên tục, cộng với độ ẩm cao, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây không cân đối sẽ khiến bệnh có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, trồng cây quá sâu cũng khiến cây bị các vết thương hở tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, gây hại.

(Nứt thân xì mủ trên thân và nhánh sầu riêng)

6. Bệnh vàng lá thối rễ

Bệnh vàng lá thối rễ do nấm Phytophthora spp tấn công vào phần rễ non làm hư rễ, vỏ rễ bị tuột ra khỏi rễ, từ đó tuyến trùng sinh sôi khiến nấm dễ xâm nhập vào rễ làm tắc rễ, hư rễ.

Bệnh gây hại chủ yếu trên hệ thống rễ cây làm cho cây sinh trưởng kém, suy yếu, còi cọc, lá vàng nhợt nhạt, héo úa và rụng dần, ... Rễ tơ và rễ cái đều bị hoại tử, biểu hiện thường thấy là thối lốm đốm phần vỏ rễ.

(Thối rễ ở cây sầu riêng khiến lá vàng úa, hư rễ)

III. Nguyên tắc phòng trị các bệnh trong mùa mưa

- Thiết kế vườn đúng quy cách: lên liếp mô cao ráo, tạo rãnh, cống thoát nước tốt.

- Trồng cây với mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày đặc. Khuyến cáo trồng với khoảng cách 8 x 10m hay 9 x 10m.

(Lên mô, tạo rãnh và mật độ trồng thích hợp để tạo độ thông thoáng cho vườn)

- Bổ sung các chất hữu cơ cần thiết để đảm bảo đất khoẻ, hạn chế được nấm bệnh phát triển và xâm nhập gây hại cho cây trồng.

- Tạo vườn cây thông thoáng, tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu, cành ở sát mặt đất nhằm tạo tán giúp giảm ẩm độ không khí và độ ẩm đất trong vườn, tránh mưa làm lây lan nguồn bệnh.

(Cắt tỉa cành sâu bệnh để tạo độ thoáng, tránh lây lan)

- Tỉa bỏ trái bị bệnh còn treo trên cây, trái tiếp xúc trực tiếp với đất, rác lá.

- Vệ sinh vườn: thu dọn nguồn bệnh (thân, cành, lá, trái và nhất là rễ bị bệnh trên mặt đất trong vườn) và mang đi tiêu hủy.

- Sục gốc bằng Copper Nano (Đồng hữu cơ) + Tinh vôi Master (pha với 400l nước) ít nhất 3 lần/năm vào thời điểm đầu mùa mưa, trước khi làm bông và sau khi thu hoạch xong.

- Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm khi vết bệnh còn chưa lan rộng.

- Khi phát hiện vườn cây bị bệnh, nên xử lý bằng các thuốc gốc đồng như Super Lightning - Quét Sạch RongCopper Nano (Đồng hữu cơ) pha với 300 lít nước.

- Bón phân hữu cơ hoai mục để tăng lượng mùn, cải thiện lý tính của đất kết hợp với các chế phẩm sinh học đối kháng như: Trichoderma,….

Qua bài viết trên hy vọng giúp ích nhiều cho bà con trong khâu quản lý bệnh hại, Phân Bón 3 TỐT chúc bà con thành công.

⇒ Mời bà con xem thêm video dưới đây để biết thêm chi tiết về cách rửa vườn phòng bệnh hiệu quả.

Nguồn: Phân Bón 3 TỐT

Bà con có thể liên hệ ngay đến số hotline:
0886 577 757 để nhận được tư vấn kỹ thuật sớm nhất nhé!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: